(¯`°·.Tsubasa Reservoir Chronicle.·°´¯)
Samurai-Võ sĩ đạo Nhật Bản Homapage
(¯`°·.Tsubasa Reservoir Chronicle.·°´¯)
Samurai-Võ sĩ đạo Nhật Bản Homapage
(¯`°·.Tsubasa Reservoir Chronicle.·°´¯)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

(¯`°·.Tsubasa Reservoir Chronicle.·°´¯)

Welcome to the land of Hopes and Dreams!
 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Top posters
Koyuki Hagiwara (2019)
Sakura Hime (1564)
T_RUMIKO (1425)
emututem (1229)
syaoran clone (1117)
Clorinda Eudora (1081)
matsukayukina (1074)
Sakura*tsubasa (1004)
danisa12 (905)
congchuaxuClam (821)
Bài gửi sau cùng
Bài gửiNgười gửiThời gian
Winter convention 2014!!! Thu Nov 27, 2014 8:05 am
Bài test set Vampire House và Vampire Hunter House Thu May 29, 2014 8:48 pm
[OneShot] Anh Sẽ Đợi Sat Apr 12, 2014 6:31 am
Phỏng vấn Clo nhà ta ^0^ Mon Aug 19, 2013 8:05 am
MANGA FESTIVAL LẦN THỨ 4 Ngày 26 – 27 – 28/07/2013 TẠI NHÀ VĂN HÓA THANH NIÊN Mon May 06, 2013 11:27 am
You are my love Thu Jan 03, 2013 11:20 pm
Mem mới làm quen mọi người Thu Jan 03, 2013 3:08 am
Hajimemashite!! Mem mới xin được mọi người chỉ giáo!! Thu Nov 08, 2012 7:46 am
[CCS Fanfic] Nước mắt người cá Tue Aug 21, 2012 1:47 am
Video Tsubasa Chronicle Sat Aug 18, 2012 4:58 am

Share | 
 

 Samurai-Võ sĩ đạo Nhật Bản

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
L0ng_Hô?_Ph4'ch
Kị sĩ
Kị sĩ
L0ng_Hô?_Ph4'ch
Nam
Clover leaves8 Viên (moneyTFC)82
Tổng số bài gửi : 272
Birthday : 14/05/1993
Vi pham :
Samurai-Võ sĩ đạo Nhật Bản Left_bar_bleue0 / 100 / 10Samurai-Võ sĩ đạo Nhật Bản Right_bar_bleue


Samurai-Võ sĩ đạo Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Samurai-Võ sĩ đạo Nhật Bản   Samurai-Võ sĩ đạo Nhật Bản 1Thu Nov 20, 2008 4:10 am

Nguồn: Wikipedia


Samurai (tiếng Nhật:侍) có hai nghĩa. Theo nghĩa thứ nhất, samurai là một bộ phận của tầng lớp võ sĩ Nhật Bản, là thuộc hạ của các shogun, daimyo, và đứng trên một số bộ phận võ sĩ võ sĩ khác. Samurai theo nghĩa này là cách hiểu ở Nhật Bản. Theo nghĩa thứ hai và được sử dụng phổ biến trên thế giới ngoài Nhật Bản, samurai chính là tầng lớp võ sĩ của Nhật Bản, tức là bao gồm cả cả shogun và daimyo. Bài này nói về samurai theo nghĩa thứ hai.

Từ samurai có gốc từ chữ saburau (さ守らう) - nghĩa là người coi sóc, bảo vệ, phục vụ - nhưng mang tính chất quyền quý.

Các nhà sử học tin rằng hình ảnh samurai nguyên bản bắt nguồn từ các kỵ binh, bộ binh và cung binh ở Nhật vào thế kỷ thứ 6[1]. Sau những thất bại quân sự trước liên minh Đại Đường và Tân La, Nhật Bản phải thực thi hàng loạt các cuộc cải cách có tính chất và quy mô rộng rãi. Một trong các cuộc cải cách quan trọng là cuộc cải cách Taika (大化の改革, Đại Hóa cải cách) của Nhật hoàng Tenji vào năm 646. Cuộc cải cách này đã đưa văn hóa tập tục của người Trung Quốc vào tầng lớp quý tộc Nhật và áp dụng chế độ chính quyền của Trung Quốc vào bộ máy quan liêu của Nhật[1]. Một điều khoản trong bộ luật Yōrō[2] và sau đó là bộ luật Taihō vào năm 702 yêu cầu dân chúng phải đều đặn đi tường trình nhằm phục vụ cho việc điều tra dân số. Đây là điềm báo trước sẽ diễn ra một cuộc cưỡng bách tòng quân trên khắp đất nước. Thiên hoàng Mommu (文武, Văn Vũ) đã ban hành một điều luật mà theo đó, cứ 3-4 đàn ông trưởng thành thì có 1 người bị sung vào quân đội quốc gia. Quân đội yêu cầu mỗi người lính tự chế tạo hay mua lấy vũ khí cho riêng họ, nhưng bù lại họ sẽ được miễn thuế và trách nhiệm công dân[1].
Mũ và giáp sắt với binh phù thời đại Kofun, thế kỷ 5. Bảo tàng viện Quốc Gia Tokyo

Đầu thời Heian (平安時代 | Bình An thời đại) (cuối thế kỷ thứ 8 và đầu thế kỷ thứ 9), với tham vọng bành trướng lãnh thổ về phía Bắc Honshū để củng cố quyền lực, Thiên hoàng Kammu (桓武天皇, Hoàn Vũ Thiên hoàng) đã cho quân đến đàn áp phiến quân Emishi nhưng đội quân của ông thất thủ do thiếu kỷ luật và ý chí chiến đấu. Vì vậy, Thiên hoàng Kammu bắt đầu dựa dẫm vào các thế lực địa phương và chiêu dụ họ, phong cho chức Seiitaishogun (征夷大将軍, Chinh di Đại tướng quân) hay gọi tắt là shogun (tướng quân). Với đội quân tinh thông về cưỡi ngựa và bắn cung (kyudo- 弓道, Cung đạo), các thế lực này trở thành công cụ đắc lực để đàn áp quân nổi loạn cho Thiên hoàng. Dù các võ sĩ này ít nhiều đều được học hành nhưng lúc bấy giờ (thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 9) trong mắt triều đình Thiên hoàng họ chỉ là những võ phu thô lỗ thất học không hơn không kém.

Cứ như vậy, cuối cùng, Thiên hoàng Kammu đã giải tán quân đội triều đình, từ đó thế lực của Thiên hoàng từng bước một suy sụp. Trong khi Thiên hoàng vẫn còn cai trị, các thị tộc ở Kyoto (京都, Kinh Đô) đã nắm trong tay một số chức vụ quan trọng như bộ trưởng, còn những người thân của họ dùng tiền mua lấy các chức quan trong tòa án. Để vơ vét của cải làm giàu và trả nợ cho mình, các quan tòa này thường xuyên đánh thuế nặng nề, khiến cho nhiều nhà nông mất hết ruộng đất. Trước sự đe dọa của nạn trộm cướp ngày càng tăng, các thị tộc bắt đầu tuyển mộ những người tha hương trên vùng đồng bằng Kanto, huấn luyện họ kỹ càng về võ thuật và đào tạo họ trở thành đội ngũ lính canh rất thiện chiến. Một số người có nhiệm vụ hộ tống các quan thu thuế, và chỉ sự hiện diện của họ thôi cũng đủ cho vị quan thu thuế này an toàn trước bọn trộm cướp. Họ được gọi là những "samurai", hay những thị vệ có vũ trang, nhưng lực lượng đầy tớ này nhanh chóng trở thành một thế lực vũ trang độc quyền. Thông qua những hợp đồng bảo vệ và các cuộc hôn nhân vì mục đích chính trị, họ dần dần giành được thế lực trong giới chính trị, và cuối cùng còn qua mặt cả giai cấp quý tộc truyền thống.

Một số thị tộc ban đầu chỉ là những nông dân. Họ đã cầm vũ khí vùng lên để bảo vệ chính mình và chống lại các quan do chính quyền phong kiến cử đến cai quản nơi họ sống và thực hiện chế độ thu thuế nặng nề. Những thị tộc này đã liên minh để có thể bảo vệ nhau trước các thị tộc khác có thế lực hơn. Giữa thời Heian, họ răm rắp tổ chức và vũ trang giống như quân đội Nhật Bản và ban hành luật lệ riêng cho họ, gọi là Bushido(武士道, vũ sĩ đạo).

Sau thế kỷ 11, người ta kính trọng các samurai là người có học thức, giáo dục và "văn võ song toàn" (bun bu ryo do), hay "bút và kiếm là một". Tên gọi ban đầu của các chiến binh, "Uruwashii", là một chữ kanji bao gồm ý nghĩa "văn chương" (文 bun) và "nghệ thuật quân sự" (武 bu), được nhắc đến trong Heike Monogatari (cuối thế kỷ 12). Heike Monogatari kể về cái chết của Taira no Tadanori, vị kiếm khách và nhà thơ kiệt xuất trong truyền thuyết như thế này: "Dù là bạn hay kẻ thù, ai cũng phải nhỏ lệ nơi tay áo tiếc thương cho ông mà thốt lên rằng, 'Tiếc thay! Tadanori là một vị tướng vĩ đại, tinh thông cả kiếm thuật và văn thơ, có thể nói là văn võ song toàn'."

Theo William Scott Wilson trong quyển Lý tưởng của Samurai: "Mỗi người lính trong tác phẩm Heike Monogatari đều là chân dung tiêu biểu của các chiến binh có học thức của thế hệ sau nay, và hình tượng lý tưởng của họ không phải là quá xa để vươn tới. Vì vậy, đây là cái đích mà các chiến binh cấp cao trong xã hội luôn đeo đuổi và được xem là hình ảnh đặc trưng của tầng lớp quân nhân Nhật Bản. Với Heike Monogatari, hình ảnh người chiến binh Nhật Bản trong văn học đã được phát triển đến mức hoàn thiện.

Sau này Wilson đã sưu tầm được các tài liệu của nhiều chiến binh, trong đó nhắc đến Heike Monogatari như là một tấm gương cho đời sau noi theo.

[sửa] Mạc phủ Kamakura và khởi đầu của giới samurai

Ban đầu các chiến binh này chỉ là tay sai của các lãnh chúa và các dòng họ quý tộc (公家 kuge), nhưng dần dần, họ từng bước giành lấy quyền lực để lật đổ tầng lớp thống trị và lập ra chính quyền thống trị samurai đầu tiên trong lịch sử.

Khi các quý tộc địa phương đã chuẩn bị đầy đủ về lực lượng, lương thực, khí giới, họ liên minh với nhau với một tổ chức có phân cấp bậc, địa vị rõ ràng, đứng đầu là toryo, hay thủ lĩnh. Người thủ lĩnh này đặc biệt phải là họ hàng xa của Thiên hoàng, hay ít nhất cũng thuộc một trong ba dòng họ quý tộc (Fujiwara, Minamoto và Taira). Ban đầu các toryo được triều đình phong làm quan phủ ở các tỉnh lỵ trong thời hạn 4 năm, nhưng sau khi mãn nhiệm kỳ các toryo chẳng những không quay về kinh đô mà còn đem chức quan đó ra làm một thứ tài sản thừa kế cho thế hệ sau (theo kiểu cha truyền con nối) để tiếp tục lãnh đạo quý tộc địa phương đàn áp các cuộc nổi loạn trên khắp nước Nhật vào khoảng giữa và cuối thời Heian.


Nhờ binh lực hùng mạnh và tài lực vững chắc, đội quân của các quý tộc sau cùng đã trở thành một thế lực quân đội mới của triều đình. Quyền lực của họ đã được củng cố vững chắc sau cuộc nổi loạn Hōgen vào cuối thời Heian; và cũng từ đó mà dẫn đến hậu quả là sự đối đầu của hai gia tộc thù địch nhau Minamoto và Taira, trong cuộc nổi dậy Heiji vào năm 1160.

Sau nhiều chiến thắng vang dội, tướng Taira no Kiyomori trở thành chiến binh đầu tiên vươn tới chức Thiên hoàng quân sư, thậm chí nắm trong tay chính quyền trung ương, lập ra chính quyền thống trị samurai đầu tiên và biến Thiên hoàng thành một đấng quân vương bù nhìn. Dù vậy, dòng họ Taira vẫn tỏ ra khoan hòa, thận trọng trong quan hệ với dòng họ Minamoto; thay vì mở rộng và củng cố quân đội của mình, dòng họ Taira đã áp dụng chiêu "mỹ nhân kế", đưa những phụ nữ trong gia tộc tiến cung và lợi dụng họ giành lấy quyền hành từ tay Thiên hoàng.

Hai dòng họ Taira-Minamoto lại tiếp tục đối đầu nhau vào năm 1180 với chiến tranh Genpei và kéo dài đến năm 1185. Chiến thắng của Minamoto no Yoritomo đã cho thấy sự thất bại của quý tộc trước các chiến binh samurai. Năm 1190 Yoritomo đến Kyoto; năm 1192 trở thành Seii Taishogun (chính dị đại tướng quân), thành lập chế độ Mạc phủ Kamakura Mạc phủ Kamakura hay Kamakura Bokufu, dời đô từ Kyoto về Kamakura, gần căn cứ quân đội của ông. Bakufu có nghĩa là "chính quyền lều trại", bởi hiện thời chính quyền mang tính chất là chính quyền quân sự và quân đội đều sống trong các khu lều trại.

Thời gian qua đi, dòng dõi samurai trở thành các chiến binh quý tộc (buke), trên danh nghĩa chỉ thuộc quyền cai quản của quý tộc triều đình. Khi các samurai bắt đầu học các thú tiêu khiển theo kiểu quý tộc như thư đạo, thi ca... thì các nhà quý tộc, ngược lại, bắt đầu sống theo kiểu samurai. Trải qua hàng loạt mưu đồ và những thời đại trị vì ngắn ngủi của các vị hoàng đế khác nhau, quyền lực thật sự giờ đây nằm trong tay các shogun và các samurai.

Tài sản của L0ng_Hô?_Ph4'ch



Được sửa bởi L0ng_Hô?_Ph4'ch ngày Sat Dec 06, 2008 11:14 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
L0ng_Hô?_Ph4'ch
Kị sĩ
Kị sĩ
L0ng_Hô?_Ph4'ch
Nam
Clover leaves8 Viên (moneyTFC)82
Tổng số bài gửi : 272
Birthday : 14/05/1993
Vi pham :
Samurai-Võ sĩ đạo Nhật Bản Left_bar_bleue0 / 100 / 10Samurai-Võ sĩ đạo Nhật Bản Right_bar_bleue


Samurai-Võ sĩ đạo Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Samurai-Võ sĩ đạo Nhật Bản   Samurai-Võ sĩ đạo Nhật Bản 1Thu Nov 20, 2008 4:12 am

Phần lớn samurai (trong thời kỳ Edo) gắn liền với quy tắc danh dự gọi là võ sĩ đạo (武士道), và luôn là những người làm gương cho cấp dưới. Một phần đáng chú ý của quy tắc võ sĩ đạo là luật tự mổ bụng (切腹) hay còn gọi là harakiri, cho phép một samurai bị hạ nhục phục hồi danh dự cho mình bằng cái chết, nơi samurai vẫn còn chịu ơn nguyên tắc Võ sĩ đạo. Tuy nhiên, quy tắc Võ sĩ đạo được viết ra trong thời bình và đã không phản ánh trung thực tính chất chiến binh của một samurai. Trong khi vẫn tồn tại những cách hành xử của samurai mang tính chất huyền thoại, những nghiên cứu về Võ gậy Nhật Bản và Võ đạo Nhật Bản đã cho thấy trên chiến trường, samurai cũng là những chiến binh như bao chiến binh khác.

Mặc dù được gắn với quy tắc Võ sĩ đạo, trên thực tế, samurai vẫn có những người không trung thành và phản bội (như Akechi Mitsuhide), hèn nhát, dũng cảm, hoặc quá trung thành (như Kusunoki Masashige). Samurai thường trung thành đối với cấp trên trực tiếp của họ, những người sẽ gắn liền lòng trung thành với những lãnh chúa cao hơn. Sự trung thành với lãnh chúa cao hơn thường thay đổi; ví dụ như, những lãnh chúa cấp cao dưới quyền Toyotomi Hideyoshi được phục vụ bởi những samurai trung thành, nhưng một số lãnh chúa phong kiến có thể chuyển sự ủng hộ qua Tokugawa, mang theo những samurai trung thành với họ. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp samurai sẽ bất trung với lãnh chúa hoặc đại lãnh chúa, khi lòng trung thành đối với Thiên Hoàng cao cả hơn[3].

Một khả năng huyền thoại của samurai là Song đấu Tâm lý (Duel of Wills), một kỹ thuật tâm lý để kiểm tra sức mạnh tinh thần của kẻ địch mà không phải đánh nhau. Hai người tham chiến (phải cùng là samurai, hoặc ở đẳng cấp ngang nhau) nhìn chằm vào nhau, không chớp mắt trong yên lặng, không cử động cơ thể, cho đến khi một trong hai phải thất bại (mặc dù cũng có những câu chuyện - tuy hiếm - khi cả hai cùng thất bại một lúc).


Samurai lừng danh

* Yukimura Sanada
* Date Masamune
* Akechi Mitsuhide
* Miyamoto Musashi
* Uesugi Kenshin
* Takeda Shingen
* Minamoto Yoshiie

Tài sản của L0ng_Hô?_Ph4'ch

Về Đầu Trang Go down
Hoshi
Đại Pháp Sư
Hoshi
Nữ
Clover leaves5 Viên (moneyTFC)186
Tổng số bài gửi : 517
Birthday : 05/09/1993
Vi pham :
Samurai-Võ sĩ đạo Nhật Bản Left_bar_bleue0 / 100 / 10Samurai-Võ sĩ đạo Nhật Bản Right_bar_bleue


Samurai-Võ sĩ đạo Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Samurai-Võ sĩ đạo Nhật Bản   Samurai-Võ sĩ đạo Nhật Bản 1Sun Nov 23, 2008 8:20 am

Nể Long ghê! chịu khó tìm thông tin để post lên cho mọi ng` đọc.
Cộng 20LV cho tất cả các bài nhé!
Hoshi

Tài sản của Hoshi

Về Đầu Trang Go down
L0ng_Hô?_Ph4'ch
Kị sĩ
Kị sĩ
L0ng_Hô?_Ph4'ch
Nam
Clover leaves8 Viên (moneyTFC)82
Tổng số bài gửi : 272
Birthday : 14/05/1993
Vi pham :
Samurai-Võ sĩ đạo Nhật Bản Left_bar_bleue0 / 100 / 10Samurai-Võ sĩ đạo Nhật Bản Right_bar_bleue


Samurai-Võ sĩ đạo Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Samurai-Võ sĩ đạo Nhật Bản   Samurai-Võ sĩ đạo Nhật Bản 1Fri Nov 28, 2008 3:24 am

thanks chị Ho nhiều lắm nha, em sẽ cố gắng

Tài sản của L0ng_Hô?_Ph4'ch

Về Đầu Trang Go down
Fye D. Fourite
Quân cờ
Quân cờ
Fye D. Fourite
Nam
Clover leaves1 Viên (moneyTFC)68
Tổng số bài gửi : 155
Birthday : 19/09/1993
Vi pham :
Samurai-Võ sĩ đạo Nhật Bản Left_bar_bleue0 / 100 / 10Samurai-Võ sĩ đạo Nhật Bản Right_bar_bleue


Samurai-Võ sĩ đạo Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Samurai-Võ sĩ đạo Nhật Bản   Samurai-Võ sĩ đạo Nhật Bản 1Sat Nov 29, 2008 5:18 am

ui, em cũng có biết 1 số thông tin về Miyamoto Musashi đấy, em post nhe***


****************************
nguồn: Wikipedia

Miyamoto Musashi

Miyamoto Musashi (宮本 武蔵, 1584-1645) là kiếm sĩ đã sáng lập trường phái Hyōhō Niten Ichi-ryū (兵法二天一流, Binh pháp nhị thiên nhất lưu; còn gọi là 二刀一, nitōichi, Nhị đao nhất) sử dụng song kiếm. Được đánh giá là "kiếm sĩ trong thiên hạ" của Nhật Bản thời tiền Tokugawa, Miyamoto Musashi đã trải qua một cuộc đời của một samurai chưa từng thất bại trước bất cứ đối thủ nào.

Tiểu sử

Musashi sinh trưởng vào thế kỷ 17 trong thời đại Sengoku (1482-1558), thời đại của những cuộc nội chiến liên miên trên đất nước Nhật Bản. Thuở nhỏ chàng mang tên Shinmen Takezō và sau được Takuan Shoho, một thiền sư lỗi lạc của Nhật Bản, đổi âm đọc Takezō thành Musashi theo âm Hán tự của chữ 武蔵).

Những năm đầu đời Takezō bị cả làng xa lánh như thể cậu là đứa con của quỷ, tất cả là vì bản tính hoang dã và thích phá phách của mình. Takezō đã bỏ nhà ra đi khi mới 17 tuổi cùng một người bạn, đó chính là Honiden Matahachi. Takezō gia nhập vào đội quân của Toyotomi, cậu cùng người bạn thân nhất của mình tham gia vào trận chiến nổi tiếng Sekigahara chống lại bè đảng của Tokugawa. Tuy nhiên trong trận đánh này quân của Tokugawa đã hoàn toàn thắng lợi, mở đàu cho một triều đại mới kéo dài gần 300 năm.

Takezō và Matahachi đã may mắn sống sót trong trận đánh này, về sau đã thề rằng sẽ làm được những điều vĩ đại trong cuộc đời mình. Nhưng sau đó họ buộc phải đi theo những con đường khác nhau.

Bị săn đuổi, Takezō trở thành tội phạm, anh phải thay đổi họ tên để tránh một cái chết ô nhục. Trên chặng đường dài ấy, từ một kẻ lạnh lùng, hoang dã, Takezō đã trưởng thành, thay đổi để trở thành một Miyamoto Musashi, kiếm sĩ nổi danh và thành công nhất của Nhật Bản với những trận đấu chưa hề chịu thất bại, và đặc biệt là trận đối đầu sinh tử với Sasaki Kojiro, một kiếm sĩ có biệt danh Ganryū (Ngạn Liễu), với thanh kiếm mang tên "cây sào phơi" và những tuyệt chiêu được luyện thành khi chém đôi chim nhạn đang bay và chẻ dọc những cành dương liễu trên đảo Ganryūshima.

(Những điều nói trên đây chỉ là tiểu thuyết của Yoshikawa Eiji thôi, đời thực của ông không như vậy. Takezo chỉ là cái tên tưởng tượng do Yoshikawa nghĩ ra mà thôi)

Tiểu thuyết hóa

Cuộc đời của Miyamoto Musashi được tái họa một cách hết sức sinh động trong tiểu thuyết 8 quyển, thuộc xu hướng văn học bình dân (heimin bungaku), mang tên Musashi của văn hào Yoshikawa Eiji.

Nghệ thuật

Miyamoto Musashi còn được biết đến là tác giả của cuốn sách bàn về kiếm đạo Gorin no sho (五輪書, Ngũ luân thư), và là một bậc thầy về nghệ thuật chạm khắc tượng gỗ cũng như hội họa thủy mặc

Tài sản của Fye D. Fourite

Về Đầu Trang Go down
Sponsored content


Samurai-Võ sĩ đạo Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Samurai-Võ sĩ đạo Nhật Bản   Samurai-Võ sĩ đạo Nhật Bản 1


Tài sản của Sponsored content

Về Đầu Trang Go down
 

Samurai-Võ sĩ đạo Nhật Bản

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Bí mật về những thành kiếm Samurai
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
(¯`°·.Tsubasa Reservoir Chronicle.·°´¯) :: Entertaiment Central :: Lớp học của Sorata-